Tìm kiếm
Hotline
  • 097 950 9999
    0989 135 967

Liên kết
Thống kê
  • Online: 6
  • Số lượt truy cập: 20294857
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG - KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Văn phòng, kỹ năng giao tiếp Làm thế nào để nhân viên luôn đồng lòng chung sức, nhiệt huyết vì lý tưởng hay mục tiêu chung của doanh nghiệp, công ty, tập đoàn?

Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp không phải là con người mà là “Đội ngũ”. Con người thì doanh nghiệp nào cũng có, nhưng “đội ngũ” thì không phải doanh nghiệp nào cũng có.“Nghiệp vụ văn phòng, kỹ năng giao tiếp” là yếu tố cấu thành nên “đội ngũ” của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là không có Nghiệp vụ, kỹ năng và đội ngũ thì không có tài sản quý giá của doanh nghiệp. Theo mô hình quản trị của Trung tâm đào tạo và phát triển về quản lý là: Lãnh đạo= Chiến lược + đội ngũ (trong đó Đội ngũ = con người + hệ thống + nghiệp vụ, kỹ năng).

Một trong số những câu hỏi mà cấp lãnh đạo (HĐQT, HĐTV, Ban TGĐ, Ban GĐ) và cấp quản lý của các doanh nghiệp (các giám đốc chức năng, giám đốc điều hành, các trưởng phó các phòng, ban, bộ phận) vẫn luôn đặt ra và trăn trở.

Câu trả lời sâu xa nằm ở bộ phận Văn phòng, vấn đề cụ thể hơn là chính là ‘Văn phòng, kỹ năng giao tiếp’.

Vậy “Văn phòng là gì?”, “Giao tiếp là gì?”. Làm thế nào để xây dựng một đội ngũ văn phòng có nghiệp vụ chuyên môn? và làm thế nào để xây dựng Văn phòng doanh nghiệp? Cách thức xây dựng đội ngũ văn phòng có kỹ năng, có văn hoá doanh nghiệp ra sao? Và đặc biệt là kết quả của quá trình xây dựng đó sẽ được  “đo lường” như thế nào?

Các vấn đề này sẽ được giải đáp thoả đáng thông qua chương trình đào tạo “Nghiệp vụ Văn phòng, kỹ năng giao tiếp tại công sở” cùng với  đội ngũ giảng viên của Trung tâm không chỉ nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tế về chủ đề mà họ phụ trách – Họ là những chuyên gia, giảng viên của các trường đại học.

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

   

     Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị văn phòng

1.       Khái quát về lý thuyết quản trị

2.       Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng

3.       Quản trị văn phòng

Chuyên đề 2: Công tác văn thư, nguyên tắc hoạt động của Văn phòng các cơ quan, tổ chức

1.       Hoạt động theo nguyên tắc hành chính (thủ trưởng lãnh đạo).

2.       Văn phòng của cơ quan cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ chuyên môn của công tác văn phòng đối với văn phòng cơ quan cấp dưới.

3.       Quản lý các bộ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của Hội.

Chuyên đề 3: Nhiệm vụ của người quản trị văn phòng trong việc thực hiện chức năng hoạch định.

1.       Định hướng phát triển cho văn phòng.

2.       Xây dựng (thiết lập) kế hoạch hoạt động của văn phòng

3.       Xử lý thông tin, ban hành các quyết định quản lý trong phạm vi thẩm quyền cho phép.

4.       Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch hoạt động của cơ quan.

Chuyên đề 4: Nhiệm vụ của người quản trị văn phòng trong việc thực hiện chức năng tổ chức, điều hành. Lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, doanh nghiệp.

1.       Tổ chức bộ máy làm việc

2.       Tổ chức nhân sự , Tổ chức công việc

3.       Điều hành hoạt động của các bộ phận trong văn phòng

4.       Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 110/NĐ - CP và Nghị định số 111/2004/NĐ - CP về công tác văn thư, lưu trữ.

5.       Hướng dẫn chi tiết thực hiện Thông tư số 21/2005/TT – BNV ngày 01/02/2005 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức văn thư, Lưu trữ cơ quan.

Chuyên đề 5: Kỹ thuật soạn thảo, ban hành văn bản theo các quy định pháp luật vừa mới ban hành (Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT  - BNV – VPCP ngày 6/05/2005 về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản).

1.       Đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước, thẩm quyền ban hành

2.       Các quy định pháp luật mới về soạn thảo văn bản

3.       Kỹ năng soạn thảo một số loại văn bản. Bài tập xử lý tình huống.

Chuyên đề 6: Nhiệm vụ của người quản trị văn phòng trong việc thực hiện chức năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.

1.       Tổ chức và hướng dẫn các cán bộ, nhân viên trong văn phòng về hoạt giao tiếp hành chính

2.       Thực hiện các hoạt động giao tiếp của đội ngũ nhân viên đối với khách hàng ( tiếp khách, tổ chức đãi khách…).

Trao đổi, thảo luận, giải đáp  một số kinh nghiệm nghiệp vụ của giảng viên với học viên.

Giảng viên: TS Sử học Vũ Thị Phụng – Trưởng khoa Lưu trữ và quản trị văn phòng - ĐHQG HN

 

15:57' 25/5/2007

  Các tin mới

NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG - KỸ NĂNG GIAO TIẾP    (28/5/2007)